Đề bài: Nghị luận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích – Bài tập làm văn số 6 lớp 12
Bài làm
Nghị luận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích – Khi nhắc nhớ và chọn ra một tác giả tiêu biểu trong nền văn xuối hiện đại Việt Nam viết về đề tài người nông dân và thành công ở mảng đề tài này thì không thể thiếu được Kim Lân. Nhà văn Kim Lân là một người luôn luôn có một vốn kiến thức cực kỳ sâu rộng cũng như am hiểu về người nông dân đặc biệt thể hiện qua tác phẩm “Làng”. Và đây là một trong những tác phẩm em vô cùng yêu thích
Nhận thấy được nhà văn Kim Lân khi viết về đề tài nông dân và kháng chiến, thì chính truyện “Làng” của Kim Lân cũng đã thành công hơn cả. Người ta cũng có thể nhận thấy được chính nhân vật chính của truyện là ông Hai dường như lại có sức để lại trong lòng em cũng như nhiều bạn đọc một điều gì đó thật ấn tượng và cuốn hút. Giúp cho bạn đọc hiện đại ngày nay có thể hiểm thêm về tính cách của người nông dân trong xã hội cũ.
Truyện “Làng” của Kim Lân như cũng đã nói về một nhân vật có tên là ông Hai. Ông Hai được biết đến, được xây dựng lên chính là một lão nông, cần cù chất phác, hơn hết ở ông người ta còn nhận thấy được ông cũng rất giàu lòng yêu quê hương đất nước. Ông Hai thực sự cũng đã gắn bó với cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, đồng thời ông cũng đã lại trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Bác Hồ nữa. Nhà văn Kim Lân cũng đã xây dựng nhân vật ông Hai như giống như hàng triệu người nông dân khác. Đó là một người nông dân cần cù chất phác rất đáng yêu nữa. Ông Hai thì cũng rất lam hay làm "ở quê ông làm suốt ngày, không mấy lúc chịu ngơi chân ngơi tay" một chút nào. Thông qua đây ta nhận thấy được ông thật điển hình cho bộ phận người nông dan Việt Nam. Những công việc ông hay làm chính là khi cày, đi cuốc, gánh phân, tát nước, đan rổ, đan rá,… ông đều làm khéo, làm giỏi hết và khiến ai cũng thấy yêu quý cũng như cảm phục ông rất nhiều.
Nghị luận về một truyện ngắn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam mà anh chị yêu thích
Ông Hai là một nhân vật được xây dựng lên là ông cũng đã sống qua hai chế độ, trước kia ông mù chữ. Có lẽ chính sau nhờ cách mạng mà ông được học "bình dân học vụ", ông đã biết đánh vần những chữ đồng tiên. Kim Lân đã đi sâu cũng như khắc họa nhân vật ông Hai trong tình cảm của nhân vật đối với quê hương và đất nước, đặc biệt là trong tình yêu gắn bó với làng Cợ Dầu của ông. Những câu văn miêu tả lời của ông Hai về làng Chợ Dầu cũng đã chất chứa trong đó chính là tình yêu, niềm tự hào về làng Chợ Dầu của chính ông "nhà ngói san sát, sầm uất như tính", hay đó cũng là những câu miêu tả thật hay"dường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió… bùn không dính đến gót chân"…
Nhân vật ông Hai được hiện lên là nhân vật luôn luôn yêu làng Chợ Dầu với tất cả sự hồn nhiên, bằng chính sự ngây thơ của một người nông dân quanh năm chỉ biết gắn với việc đồng áng. Ông Hai lúc nào cũng kể về cái làng Chợ Dầu của ông bằng một sự "hả hê cả lòng”. Có lẽ vì quá yêu nên khi nghe tin làng của ông theo Tây thì ông như cảm nhận được chính nỗi nhục nhã đã xuất hiện trong lòng ông. Ông như cũng ứa nước mắt và không tin nó là sự thật và không còn ai tin ông về làng Chợ Dầu mà ông vốn rất yêu thương đó không theo Tây. Ông thật buồn tủi, ông đã khóc, “ông cúi đầu nín lặng”, không dám ra nhìn mặt ai nữa. Kim Lân cũng thật tài tình biết bao nhiêu khi đã khéo léo nhắc lại chuyện xưa, cũ ấy của ông Hai. Nhà văn Kim Lân đã viết với một giọng dường như cũng thật châm biếm nhẹ nhàng. Từ lúc biết tin làng Chợ Dầu theo Tây trong ông Hai như vụ vỡ hết niềm tin. Nhân vật cũng như không bao giờ còn "đả động" đến làng Chợ Dầu – cái làng mà ông vốn dĩ rất yêu thương đó. Trước đây làng luôn mang đến niềm kiêu hãnh bao nhiêu cho ông thì bây giờ khiến ông nhục nhã bấy nhiêu. Ông Hai đã khẳng định một cân lý “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Bạn đọc cũng có thể nhận thấy được nhà văn Kim Lân rất sâu sắc và tinh tế miêu tả những biến thái vui, hay những sự buồn, lo, sợ… của người nông dân về cái làng quê của mình. Họ dường như cũng lại đã yêu làng trong tình yêu nước, đạt tình yêu nước lên trên tình yêu làng. Và ta như nhận thấy được đó cũng chính là một bài học vô cùng quý giá và sâu sắc của ông Hai đem đến cho mỗi chúng ta! Làm sao có thể quên được cuộc đối thoại giữa hai bố con ông Hai được đánh giá chính là một tình tiết cảm động và thú vị biết bao nhiêu:
… – "À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?"
– "Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!"
Khi ông Hai nghe con ngây thơ nói mà nước mắt ông chảy ròng ròng trên hai má. Thực sự cũng chính lòng trung thành của cha con ông, của hàng triệu nông dân Việt Nam đối với lãnh tụ là vô cùng sâu sắc và cũng vô cùng kiên định. Đáng vui hơn khi nghe tin làng Chợ Dầu được cải chính thì ông Hai là người sung sướng nhất biết bao nhiêu. Những chi tiết như ông "tươi vui, rạng rỡ hẳn lên", "mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ…". Ông mừng và cũng mua quà cho con. Ông không quên mà nhanh chóng chạy sang nhà bác Thứ để "khoe" cái tin làng Chợ Dầu đánh giặc và nhà ông bị Tây đốt, đốt sạch, đốt nhẵn. Tự hào lắm chứ!
Hình ảnh ông Hai trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân như cũng đã khắc họa thật sống động về người nông dân chất phác, thật thà. Nhân vật ông Hai như đã nổi bật lên tình yêu quê hương đất nước, từ lòng tự hào và biết ơn người dân cày Việt Nam ta.
Minh Nguyệt