Đề bài: Phân tích bài thơ Sóng
Bài làm
Tình yêu luôn luôn được đánh giá chính là đề tài muôn thuở của thơ ca Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Nói về thơ tình người ta không thể không nhắc đến ông hoàng thơ tình Xuân Diệu say đắm, nồng nàn và luôn luôn khao khát được yêu đương mãnh liệt. Hay người ta luôn nhắc nhớ đến Nguyễn Bính chân chất của tình yêu đồng nội nó như cũng thật gần gũi với thôn quê Việt. Và chắc chắn rằng người ta không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh với một hồn thơ thật gần gũi, bình dị nhưng cũng lại dạt dào qua bài thơ “Sóng”.
Xuân Quỳnh được xem chính là thi sỹ gắn với những chuyện tình yêu rất đời thường, rất con gái. Thực tế có thể nhận thấy được cũng trong chính mỗi áng thơ Xuân Quỳnh viết ra đều mang đến cho người đọc được một sự ấm áp, chân thành và cháy bỏng nhất trong tình yêu. Có thể nhận thấy được chính bài thơ “sóng” của Xuân Quỳnh nó được đánh giá cũng chính là tiếng lòng chân chất, mộc mạc và hơn hết nó cũng lại cũng đầy những bất an về tình yêu đôi lứa. Chính việc dẫn dắt người đọc bằng ngôn ngữ bình bị, dễ hiểu có hình ảnh và lại còn có nhạc điệu đầy lôi cuốn. Và bài thơ mở đầu bằng những cảm xúc khi yêu thật mãnh liệt:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Khi yêu con người ta có rất nhiều trạng thái cảm xúc đan xen nhau vừa dữ dội vừa dịu êm. Dương như Xuân Quỳnh đã lột tả hết những cảm xúc mà người đang yêu có. Hai câu thơ sóng đôi, hai câu thơ dường như cũng lại vừa đối lập, vừa tương trợ nhau đã khiến cho cảm xúc của cả bài thơ lúc này đây lại cứ tan ra, hòa vào lòng người. Tình yêu với thi sĩ Xuân Quỳnh luôn là sự tìm tòi, cũng đồng thời là tự khám phá thế giới nội tâm đầy biến động. Chính vì vậy tình yêu không thể “nhốt” một chỗ, giam cầm một chỗ để cho nó cần một mảnh đất màu mỡ để có thể vẫy vùng để thỏa sức tung hoành. Thông qua đây thì tư tưởng rất tiến bộ của Xuân Quỳnh đi trước thời đại.
Không chỉ vậy, với lối dẫn dặt tự nhiên đặc sắc và đầy cuốn hút cũng đã khiến cho tác giả Xuân Quỳnh tò mò cũng như thật xao xuyến về tình yêu. Tình yêu như cũng thật trào dâng như những con sóng đại dương cứ cuộn trào mãi không nguôi.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Thực sự có thể nói được rằng dường như chính tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ. Và nó cũng không phải nỗi nhớ bình thường mà là nỗi nhớ ‘thường trực”. Tác giả Xuân Quỳnh cũng đã thật tinh tế mượn hình ảnh “sóng” giữa đại dương bao la để có thể diễn tả cảm xúc trạng thái khắc khoải khi yêu. Và đây cũng thực sự chính là một sự tài tình, đầy tinh tế của tác giả.
Từ xưa đến nay thì chính tình yêu luôn là một trạng thái tâm lý không bình thường và rất khó để lý giải sao cho tường tận được. Lý do ở đây chính bởi nếu lý giải được thì nó đã không còn là tình yêu nữa rồi. Thực tế thì tình yêu dường như cũng lại luôn luôn được ẩn chứa những câu hỏi khó giãi bày, nó luôn là những sự khó chia sẻ khiến cho người đang yêu cứ luôn luôn đặt dấu hỏi và những hoài nghi trong lòng. Và tác giả Xuân Quỳnh cũng vậy, nữ thi sỹ không thể biết được tường tận gốc gốc của hai chữ “tình yêu” sao cho chính xác. Trong cuộc sống thì ta cũng nhận thấy được có nhiều thứ tuân theo luân lý tự nhiên nhưng dường như tình yêu nó không tuân theo một quy luật nào cả, tình yêu như đi một hướng đi khác, rất riêng, đầy bản sắc của mỗi người. Nói thêm ở đây có lẽ chính là những sự hoài nghi về tình yêu cũng chính và soi chiếu với đó cũng là sự đi tìm sự chân thật và chữ tâm của nó thực sự nằm ở đâu. Có lẽ rằng chính câu hỏi “Khi nào ta yêu nhau/Em cũng không biết nữa” thực sự cũng đã lột tả, diễn tả hết được thần thái và cảm xúc khi yêu của một người con gái với những rung động trong tình yêu.
Sóng bắt đầu tư gió
Gió bắt đầu từ đâu
Khi nào ta yêu nhau
Em cũng không biết nữa
Nếu như tình yêu là một điều khó lý giải thì chắc chắn rằng chính nỗi nhớ của tình yêu cũng vậy. Nỗi nhớ nó khiến cho những người đang yêu luôn rơi vào trạng thái bồn chồn, thao thức khó tả biết bao
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Nhớ về anh một phương
Tình yêu nó cũng sẽ là duy nhất và “anh” là duy nhất, và đây cũng chính là tư tưởng của Xuân Quỳnh. Người đọc như cũng lại cảm nhận thấy được đó là một sự chung thủy, kiên định với một tình yêu bao la. Thế rồi cũng chính tình yêu của người con gái ở đây vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung duy nhất. Thông qua hình tượng sóng và em nữ sĩ Xuân Quỳnh đã nói lên thật chân thành, táo bạo , không hề giấu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi, mãnh liệt của mình. Và hơn hết đó lại là một phụ nữ, một điều hiếm thấy trong văn học.
Cuộc sống cho duc có muôn ngàn cách trở, dẫu nhiều khó khăn thử thách nhưng dường như Xuân Quỳnh vẫn luôn khao khát đến cháy bỏng đến khao khát
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫn rộng
Mây vẫn bay về xa
Bài thơ “sóng” là một trong những bài thơ bất hủ về tính yêu với hình ảnh ẩn dụ “sóng” đã khiến cho người đọc có một liên tưởng đầy chân thực và sâu sắc về tình yêu với những biến cố lớn nhưng nếu biết cách vượt qua thì khi nào sóng yên biển lặng thì lúc đó họ lại trở về bên nhau. Nhà thơ Xuân Quỳnh đã gieo vào lòng người đọc những trạng thái cảm xúc thật bình dị, những cảm xúc như cũng thật mãnh liệt cho tình yêu. Bài thơ “Sóng” thực sự là một bài thơ tình mọi thời đại.
Minh Nguyệt