Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ “Từ Ấy” của nhà thơ Tố Hữu
Bài làm
Tố Hữu được biết đến chính là nhà thơ của các mạng. Thơ của ông như gắn liền với các chặng đường lịch sử của dân tộc ta. Trong đó “Từ ấy” chính là một tác phẩm thật đặc sắc và nó còn là tác phẩm ghi lại một cột mốc lớn trong cuộc đời của chính tác giả.
Bài thơ “Từ ấy” được biết đến cũng chính là bài thơ của tác giả Tố Hữu viết vào năm 1938. Ta như so thời điểm này gắn liền với bản thân nhà thơ thì đó là thời điểm Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Thực sự đó cũng chính là một mốc son đánh dấu sự chuyển biến trong cuộc đời cũng như ngay cả trong thơ Tố Hữu. Dễ nhận thấy được rằng, toàn bộ bài thơ “Từ ấy” cũng chính là niềm vui sướng, sự say mê mãnh liệt của nhà thơ Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng của Đảng soi sáng và như dẫn đường cho tác giả. Không dừng lại ở đó ta như thấy được bài thơ dường như cũng đã phản ánh một cách chân thực quá trình vận động của chính tâm trạng của nhân vật trữ tình như cũng đang thật say mê biết bao nhiêu.
Ngay từ câu mở đầu như cũng đã gây ấn tượng cho những người đọc như chúng ta, đó chính là các hình ảnh:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”.
“Từ ấy” chính là nhan đề, đòng thời nó cũng chính là một cột mốc thời gian cũng thật đặc biệt như cũng đã nói lên được đây cũng chính là khoảng thời gian mà tác giả như đã được giác ngộ lý tưởng Cách mạng của Đảng. Có lẽ ta khong thể ào có thể quên được cụm từ “bừng nắng hạ” là biểu tượng cho cảm xúc của bài thơ. “Bừng nắng hạ” ở đây dường như chính là một cụ từ mang ý nghĩa đó chính là bừng lên vui sướng hân hoan. Hơn nữa ta như cũng thấy được nó dường như cũng lại bừng lên niềm hạnh phúc đến tốt đọ. “Chói” là một động từ mạnh như đã thể hiện được một niềm tin như đang soi tỏ. Lý tưởng của Đảng được Tố Hữu như ví với “mặt trời chân lý”. Và đây cũng chính là niềm sống của chính tác giả.
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
Thế rồi ta dường như cũng đã thấy được cũng chính hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” đây cũng chính là nét đọc đáo và tài năng của nhà thơ. Ta như thấy được cũng chính với hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ Tố Hữu dường như cũng đã so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, và đây cũng chính là một cách so sánh lấy hình ảnh cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Thông qua đó ta cũng như thấy được sự tươi mới cũng như một vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ hay người chiến sĩ cách mạng trẻ – Tố Hữu. Không chỉ vậy người đọc cũng như đã cảm nhận được lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo cho nhà thơ.
Em hãy phân tích bài thơ “Từ Ấy” của nhà thơ Tố Hữu
Như vậy, cũng không có gì khó khi đánh giá rằng chỉ với khổ thơ mở đầu bài thơ diễn tả niềm vui. Đồng thời nó cũng chính là những nỗi niềm say mê và hạnh phúc tràn ngập trong tâm hồn nhà thơ Tố Hữu hay là người chiến sỹ trẻ ngay từ khi được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng Cộng Sản.
Thế rồi ngay khi mà tác giả cũng đã có thể giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó có thể coi cũng chính là những sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Chúng ta dường như cũng có thể nhận thấy được động từ “buộc” nó cũng đã thể hiện một ý thức tự nguyện, hơn hết đó cũng chính là những sự quyết tâm cao độ của Tố Hữu. Tác giả dường như mong muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Sử dụng rất dắt giá từ “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng với dân tộc. Thông qua đó ta như cũng thấy được cũng chính với mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Một từ ngữ cũng hết sức đặc biệt nữa đó chính là từ “trang trải” thật dễ dàng khiến cho người ta cũng có thể liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời. Hơn hết nó dường như cũng lại có khả năng như lại tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể như thật gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
Câu thơ “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả Tố Hữu như cũng đã có thể nói đến tinh thần đoàn kết. Thế rồi ta như cũng nhận thấy được chính từ “Khối đời” nó dường như cũng chính là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, họ cũng chính là những người như cùng chung một lí tưởng, đồng thời như cũng đã đoàn kết với nhau, đồng thời như cũng đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Và đó chũng ta cũng có thể nhận ra được đây cũng chính là sự ưu ái của nhà văn Tố Hữu dành cho gia cấp, cho nhân dân.
Đến với khổ thơ thứ 3 ta như cũng đã thấy được chính nhà thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức dẫn đến sự thay đổi về tình cảm đó chính là câu:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
Với khổ thơ này ta dường như cũng có thể nhận thấy được trong nhận thức thì nhà thơ Tố Hữu lại như bộc bạch về mối quan hệ của mình với quần chúng. Nhưng đồng thời cũng thể hiện được quan hệ với các tầng lớp như thật khác nhau. Tác giả như cũng đã thể hiện và bày tỏ được chính cảm gắn bó với “vạn nhà” “
Nếu như các nhà thơ lãng mạn luôn là bay bổng và thoát ly hiện thực thì đến với thơ ca của Tố Hữu dường như cũng đã thể hiện được quan niệm của các nhà thơ cách mạng, nhà thơ, nhà văn phải là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Như Sóng Hồng đã từng viết:
“Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền”
Hay Hồ Chí Minh đã viết:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
Thật dễ có thể nhận ra được rằng, cũng chính với cách sử dụng linh hoạt các bút pháp tự sự, xen vào đó cũng chính là trữ tình và lãng mạn. Đồng thời ta như cũng đã thấy được việc tác giả như thật tài tình khi sử dụng linh hoạt và hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, ngôn ngữ.
Bài thơ “Từ ấy” dường như cũng thể hiện những nhận thức mới về lẽ sống, và ta dường như cũng hiểu được rằng, đó cũng chính là lẽ sống gắn bó hài hòa giữa cái tôi riêng với cái ta chung của mọi người. Thế rồi ta như thấy được cũng chính với việc như sự chuyển biến sâu sắc của nhà thơ Tố Hữu khi được tiếp nhận ánh sáng của cách mạng. Thế rồi ta cũng như thấy được bài thơ “Từ ấy” quả thật cũng có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thơ ca của Tố Hữu.
Không hề sai khi người ta nhận xét rằng: “Bài thơ Từ ấy như là tuyên ngôn về lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng và đồng thời nó cũng là tuyên ngôn của nhà thơ chiến sĩ”. Thật dễ có thể nhận thấy được chính bài thơ cũng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu dường như cũng lại có chính những sự kết hợp hài hòa giữa trữ tình và chính trị. Tác giả thật tài tình và tinh tế khi ông cũng đã sử dụng nhuần nhuyễn các thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của thơ ca truyền thống của dân tộc nhưng lời ca như lại giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu lời thơ giản dị khiến nó dễ đi vào lòng người đọc.
Minh Nguyệt