Đề bài: Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Bài tập làm văn số 6 lớp 12
Bài làm
Phân tích hình ảnh thơ mộng, trữ tình của dòng sông Việt Nam qua hai bài tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường – Đẹp biết bao Việt Nam ơi! Việt Nam dường như đẹp với hình ảnh những dòng sông xanh mát, dòng sông như cứ vẫn chảy xuống tâm hồn con người và hình ảnh những con sông cứ in hẳn mãi trong trí nhớ của mỗi người. Thông qua hai tác phẩm nổi tiếng tả về hai dòng sông “Nhớ mặt đặt tên” là sông Hương và sông Đà là “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả được thật chân thực vẻ đẹp đến ngỡ ngàng hình ảnh con sông Việt Nam thật thơ mộng và trữ tình.
Nếu như bạn đã đọc hai tác phẩm này rồi thì có thể nhận thấy được điểm chung mà hai tác giả này cũng thể hiện đó là đều miêu tả được chính vẻ đẹp của dòng sông thơ mộng và trữ tình đến thật khó quên được. Ta dường như cũng đã lại nhận thấy được chính ở đó con người được sống và làm mát tâm hồn bởi vẻ đẹp say đắm lòng người. Và ta cũng nhận thấy được chính vẻ đẹp của dòng sông quê hương được nhìn từ nhiều góc độ, đó thực sự cũng chính là cách quan sát thật tài tình biết bao nhiêu khi mà cả hai nhà văn đã sử dụng để nói về vẻ đẹp của dòng sông quê hương.
Nếu nhận xét riêng với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết thì tất cả bạn đọc chắc chắn nhận thấy được vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng và nhiều màu sắc khác nhau. Con sông Hương ai bảo là cứ hiền hòa mãi, ai bảo lúc nào nó cũng giống như “một thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng” mãi cơ chứ. Mà con sông Hương thực sự cũng lại có lúc phóng khoáng và man dại, nó như cũng thật rầm rộ và mãnh liệt biết bao nhiêu hệt như một “bản trường ca của rừng già” cứ mãi vang vọng trong lòng chúng ta. Lại cũng có khi con sông Hương như lại thật đằm thắm và dịu dàng, nó ẩn chứ được cả trí tuệ như “người mẹ phù sa”. Con sông Hương khi hiện lên thì có khi biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” thật đa dạng sắc thái khác nhau. Thật bất ngờ khi ta còn nhận thấy được con sông hương khi lại vừa vui tươi lúc lại cứ buồn trong sự im lặng Chính vẻ đẹp như thật nhẹ nhàng cũng thật uyển chuyển đó thì con sông Hương hệt như “người tình dịu dàng và chung thủy của cố đô” vậy đó.
Chẳng phải tự nhiên mà Hoàng Phủ Ngọc Tường lại miêu tả cũng như ví von con sông Hương mang được những đặc tính như vậy. Nhất là khi nó chảy về thành phố thì lại có được sức hấp dẫn tuyệt vời đối với người đọc hơn rất nhiều. Con sông Hương như cũng thật đằm thắm đến bất ngờ bằng chính ngòi bút tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ông như đã khéo vẽ lên hình ảnh con sông Hương không chỉ bằng nét vẽ của ngôn từ mà còn vẽ lên bằng chính nét đẹp của những xúc cảm tinh tế, đánh sâu vào lòng người đọc. Người đọc như cũng cảm thấy được sông Hương hiện lên như “cô gái đẹp ngủ mơ màng”. Thực sự đây chính là một sự diễn tả quá trữ tình, cũng như thật quá độc đáo khiến cho người đọc khó cưỡng nổi trước vẻ đẹp thật đẹp của con sông Hương. Nó đẹp một cách mềm mại “mềm như tấm lụa”.
Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường tả sông hương như một bức tranh vẽ, trên bức tranh đó có con sông Hương như một tấm lụa vắt ngang thật hoàn mỹ và nó lại mang được nét đẹp của đất Huế hàng ngàn năm lịch sử. Có thể thấy được cũng chính bức tranh đã được vẽ lên bằng chính sự miêu tả bằng một tình cảm thiết tha với Huế thật mặn nồng biết bao nhiêu. Thế rồi cũng chính sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, và cũng thật đắm say mà tác giả cũng đã so sánh giống “một bản trường ca của rừng già”.
Và nếu như con sông Hương được nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường miêu tả với những vẻ đẹp huyền bí, nó mang được một vẻ đẹp cũng thật cổ kính và nhẹ nhàng thì dòng sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân được mệnh danh là một trong những nhà văn tài hoa cũng đã lại miêu tả với hai xu hướng tiêu biểu đó là hai nét tính cách của dòng sông Đà. Đó là dòng sông mà lúc hoang dại, lúc lại thật hung bạo nhưng thực sự con sông Đà cũng không kém phần thơ mộng trữ tình. Người đọc cũng có thể cảm nhận thấy được cũng chính sự hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác không thôi đâu mà còn thể hiện ở ở cảnh đá bờ sông. Nhắc đến con sông Đà là người ta luôn nghĩ đến nó thật hung bạo, nhưng Nguyễn Tuân cũng đã mang đến cho người đọc một cái nhìn khác nó không hề dữ dằn mà cũng lại rất thơ mộng nữa. Độc giả như cũng cảm nhận được nhà văn Nguyễn Tuân cũng dường như cũng lại đã dành những trang viết thấm đẫm chất trữ tình để có thể miêu tả vẻ đẹp dịu dàng đến mê đắm của dòng sông mang trong lòng những huyền sử thời khai thiên lập địa của cha ông ta ngày trước. Làm sao có thể quên được những câu văn "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, thế rồ đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc như cũng lại bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi Mèo đốt nương xuân.",
Chính nhà văn dường như cũng đã để cho dòng cảm xúc dào dạt thốt lên thành lời đối thoại im lặng biết bao với chính thiên nhiên. Ngòi bút nhà văn Nguyễn Tuân lúc này như đã thể hiện được sự tung hoành trong sự say sưa khám phá cội nguồn, cũng như lại được kể về lịch sử dòng sông gắn với cuộc sống và con người Tây Bắc. Người dân Tây Bắc được sông Đà ưu ái ban tặng cho biết bao nguồn lợi và hơn hết con sông Đà khiến cho người dân cũng tin vững chắc vào những con người đang xây dựng một chế độ mới, đem lại sinh khí mới cho cuộc sống ở sông Đà.
Như vậy, mỗi người chúng ta dường như cũng lại có thể thấy vẻ đẹp của dòng sông Việt Nam cũng đã được khái quát hết trong hai con sông tiêu biểu là sông Đà và sông Hương. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Tuân khắc họa, so sánh với những vẻ đẹp của sự trù phú của chính những dòng sông xanh mát chảy trong tâm hồn của người con đất Việt. Thực sự thì hình ảnh đó đều sinh động, nhẹ nhàng. Nó gợi lại cho người đọc một cảm giác gần gũi hơn với thiên nhiên cũng như đất nước con người Việt Nam ta.
Minh Nguyệt