Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

Đề bài: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong tác phẩm  “Tây Tiến” của

Bài làm

Tây Tiến là bài thơ được ra đời chính ngay trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ nhưng cũng thật hào hùng của cả dân tộc ta. Quang Dũng đã xây dựng lên một hình tượng người lính Tây Tiến đẹp nhất, sống động nhất mang được vẻ đẹp hài hoa và bi tráng.

Tây Tiến như đã hiện lên trong thơ ca của Quang Dũng trước tiên cũng chính là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và thật kì vĩ và đủ cả núi cao chót vót và vực thẳm dốc đứng. Thế rồi khung cảnh được tái hiện lại với thác gầm cùng cồn mây heo hút,… Tất cả thật kỳ vĩ để rồi làm nổi bật lên hình ảnh của người đoàn quân Tây Tiến. Người đọc cũng có thể được sự khác thường ở sự gian khổ cùng cực của người lính khi trên đường hành quân.

Với những câu thơ đầu của bài thơ “Tây Tiến” Quang Dũng như những câu thơ đầy hiểm nguy vì thiên nhiên hết sức hùng vĩ nhưng lại gây ra biết bao khó khăn trên đường hành quân của những người lính.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Câu thơ đầu như chỉ thiên hùng vĩ thế nhưng vai trò của cảnh thiên nhiên ở đây lại được tả đầy ngụ ý. Thiên nhiên khắc nghiệt là như thế, hiểm trở là như thế mà người lính Tây Tiến cũng không quản ngại hiểm nguy và vững bước trên đường hành quân. Thiên nhiên như là nền cho hình tượng người lính Tây Tiến mà thôi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Thiên nhiên càng khắc nghiệp càng chứng tỏ người lính Tây Tiến càng quả cảm. Có thể nói ngay cảnh rừng núi Tây Bắc đã dựng lên một bức tượng đài như đầy bi tráng của người lính Tây Tiến. Những địa danh mà nhà thơ Quang Dũng đã nhắc đến ở trong đoạn một nghe cái tên như thật lạ phần nào giúp cho người đọc có được một cảm giác như thật xa xôi và heo hút cũng như những khó khăn cứ đang bủa vây người lính. Câu thơ Quang Dũng sử dụng rất tạp hình khiến cho người đọc cũng cảm thấy được sự khó khăn cũng như hiểm nguy mà người lính phải đối mặt.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn thơ sau trong chương "Đất Nước" (trích trường ca "Mặt đường khát vọng") của Nguyễn Khoa Điềm: "Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu (...) Những cuộc đời đã hóa núi sông ta "

Làm sao có thể quên được những câu thơ như:

 “ Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Tác giả Quang Dũng cũng đã thật tài tình khi xây dựng hình tượng người lính rất chân thật. Người đọc như nhận thấy được giữa núi rừng thiên nhiên đại ngàn đó thì hình ảnh người lính Tây Tiến xuất hiện với chính diện mạo bên ngoài mũ áo ngụy trang hay Quang Dũng cũng nhằm nói thân thể xanh xao vì sốt rét. Người đọc lại có thể dễ dàng nhận thấy được ở đây lại tràn biết bao những nỗi niềm thân quen. Thực sự cũng chính từ những sự thân quen mà thấy cái anh hùng của những người lính. Câu thơ trên nhà thơ Quang Dũng dường như cũng đã tạo lên hình ảnh đối lập đó là ở bề ngoài thì người lính xanh xao như tàu lá là vậy thế nhưng vẫn bộ lộ được phí phách như thật oai hùng. Trong hành trang của những người lính trẻ Tây Tiến lại luôn mang theo được hình ảnh của những người thương “Dáng kiều thơm”. Thông qua đây người đọc như cũng có thể nhận thấy được rằng hình tượng người lính Tây Tiến luôn mang được tinh thần quả cảm nhưng lại đầy sự lãng mạn.

phan tich hinh uong nguoi linh tay tien - Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong tác phẩm Tây Tiến của Quang Dũng

Xem thêm:  Nghị luận: Trình bày suy nghĩ của Anh/ chị về Tình bạn

Ngoài việc miêu tả chân thực hình tượng người lính Tây Tiến ra thì Quang Dũng cũng đã lại nói lên những sự thật của biết bao khó khăn trên đường hành quân của người lính Tây Tiến:

“ Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

Khi đọc câu thơ người đọc cũng lại nhận thấy được có cái gì xót xa gợi niềm cảm thương trong lòngvậy. Thực sự cũng chính miền đất biên ải xa xổi đã yên nghỉ bao cuộc đời người lính Tây Tiến, và chắc hẳn là nơi đó có chút gì hoang vắng ghê rợn trước những nấm mồ viến xứ cứ ám ảnh mãi những bước chân của người lính mãi không thôi. Thế nhưng bằng lòng quả cảm cũng như tình yêu quê hương đất nước thì những người lính Tây Tiến cũng đã nêu lên những thật hào hùng “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Câu thơ cũng lại thể hiện một sự quên mình của lớn thanh niên đầy nghĩa khí. Phương châm sống của người lính Tây Tiến của Quang Dũng mạnh dạn nói đến cái chết mà không hề né tránh, coi cái chết tự như lông hồng.

Chắc chắn rằng cũng chính với nét đặc sắc của Quang Dũng trong bài thơ độc đáo “Tây Tiến” dường như cũng đã lại thể hiện ở một ngòi bút sắc sảo tinh tế. Quang Dũng cũng đã lại viết về đó nhưng cũng lại có thể nhận thấy được cả bài thơ không có một chữ nào về trận đánh hay là nói lên tiếng súng, về máu đổ hay về kẻ thù cả, đó mới chính là nét tài tình của nhà thơ. Không có những trận mưa bom bão đạn nhưng gương mặt vẫn cứ hiển hiện một cách rõ ràng nhất. Quang Dũng sử dụng cái từ “về đất”, “bỏ quên đời”,… như để nói về cái chết nhưng lại mang được sắc thái coi nhẹ không hề nặng nề một chút nào cả. Cho nên cũng đã có ý kiến nói “Tây Tiến” của Quang Dũng nói về cái chết mà không hề bi lụy nói cái bi nhưng không phải là bi lụy mà phải là bi hùng thông qua đó có thể cảm nhận được hình tượng người lính Tây Tiến hiện lên thật đẹp và cũng thật rõ nét.

Xem thêm:  Nghị luận: "Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động" Ý kiến trên của M.Xi - xê - rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh chị suy nghĩ gì...

Bài thơ như một bài ca ca ngợi được vẻ đẹp của người lính Tây Tiến cũng như nói lên sức mạnh của bài đoàn quân. Khi người lính Tây Tiến ra đi thì “Sông Mã gầm lên khúc độc hành”, và đây cũng chính là hình ảnh của thiên nhiên cũng đang đau xót, thực sự tiếc thương đưa người lính Tây Tiến vào cõi bất tử, về với đất mẹ. Hình ảnh người lính như đã trở thành hồn thiêng bất tử cũng như hóa vào hồn thiêng sông núi đến muôn đời.

Qủa không sai khi nói người lính Tây Tiến một tượng đài bất tử về người lính vô danh vậy. Có lẽ rằng người lính trong kháng chiến như bất tử bởi chính vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, bi tráng đã được Quang Dũng thể hiện hết sức rõ nét trong tác phẩm “Tây Tiến”.

Minh Nguyệt

Post Comment