Văn mẫu lớp 12

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật trong “Chữ người tử tù’ của nhà văn Nguyễn Tuân

Bài làm

Nguyễn Tuân vốn là một trong những cây bút đại thụ của nền Việt Nam. Ông có tài trong việc dùng ngôn ngữ đến nỗi cả một sáng tác dài của ông cũng không thể bỏ từ nào đi hay thay thế được. Lối hành văn chắc chắc, nghệ thuật điêu luyện cũng như các phát hiện của ông về cũng thật tinh tế và tài hoa. Có thể nói truyện ngắn “Chữ người tử tù” cũng được coi là một trong những tác phẩm thể hiện được những tài năng của người nghệ sĩ “suốt đời đi tìm cái đẹp” như Nguyễn Tuân.

“Chữ người tử tù” cũng đã miêu tả thành công hình ảnh Huấn Cao. Huấn Cao là một kẻ sĩ tài hoa, có tấm lòng thẳng thắn. Huấn Cao là một kẻ sĩ thật tài hoa ông lại còn vì đại nghiệp mà sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn. Không ngần ngại khi dám đứng lên để tố cá sự trắng trợn của triều đình đã mục nát. Trong mắt của những bọn lính thì hình ảnh Huấn Cao lúc này đây như thật ngỗ ngược và cần phải đề phòng. Thế rồi với với thầy thơ lại thì Huấn Cao lại là người toàn tài và chính tấm lòng kiên trung như đã khiến cho Huấn Cao ngay khi ở trong chốn ngục tù thì vẫn cứ toát lên được những sự thanh cao, ngay thẳng.

Xem thêm:  Bình giảng một đoạn văn tả cảnh và cảm xúc của nhân vật Mị giữa ngày Tết trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (đoạn từ “Hồng Ngài năm ây...” đến “... quả pao rơi rồi”)

Người đọc cũng không khó có thể nhận ra chính bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực. Huấn Cao cũng lại được xây dựng lên là một người như cũng lại đầy hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo hơn người. Huấn Cao là một kẻ tù nhân đó nhưng ông không sợ trời cũng không sợ đất mà luôn luôn là một người phí phách và bản lĩnh khiến mọi người đều phải nể phục.

Thật ngạc nhiên cái tài của Huấn Cao vẫn còn được biết đến ngay trong ngục tù. Ông chính là một kẻ sĩ thật tài hoa cũng như được người đời mến mộ bằng cái tên “cái người mà vùng tỉnh Sơn đã khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.” Và thời trước thì những kẻ sĩ có chữ đẹp luôn được sùng bái, tôn trọng cho nên người ta vẫn truyền tai nhau rằng có được chữ của ông Huấn Cao thì “như vật báu để trong nhà”. Chỉ với những câu văn đơn giả nhưng Nguyễn Tuân cũng đã khiến cho người đọc được tài viết chữ của ông Huấn Cao “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”. Không chỉ thế nhân vật Huấn Cao như cũng đã lại còn hiện ra là một người có cái tâm cực kỳ trong sáng và ngay thẳng, thực sự cốt cách đó thật đáng quý. Huấn Cao có tài viết chữ như vậy nhưng ông chỉ dành tặng chữ chho những người mà ông thực sự yeu quý cũng như kính trọng.

Xem thêm:  Ông lão đánh cá và con cá vàng

Người ta không thể không nói đến tài năng của Nguyễn Tuân khi đọc những câu văn của ông mà có cảm tưởng như ông đang vẽ nên một bức họa thật sinh động giữa chốn nhân gian. Bức tranh đó kể về một kẻ sĩ đáng trọng như Huấn Cao vậy.

phan tich nhan vat huan cao trong chu nguoi tu tu - Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân

Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù’ của nhà văn Nguyễn Tuân

Xây dựng lên hình tượng nhân vật Huấn Cao còn là một người trân trọng tình bạn, mến mộ những con người mà họ cũng lại có “chí nhớn” trong thiên hạ. Thông qua chính lời kể của viên thơ lại, thì Huấn Cao cũng đã biết được tấm lòng của viên quản ngục. Không những thế Huấn Cao cũng đã ngưỡng mộ trước tấm chân tình cũng như sự yêu mến của quản ngục dành cho ông. Ông không khỏi xúc động “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta biết đâu một người như thầy quản mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thực sự Nguyễn Tuân cũng dùng từ rất tài tình, cũng chỉ một cụm từ “phụ một tấm lòng trong thiên hạ” thì nhân vật Huấn Cao đã khiến cho người đọc dường như cũng không thể nén được cảm xúc được. Đó chính là một người luôn luôn hướng về cái tâm trong sáng, hướng về Chân – Thiện – Mỹ.

Xem thêm:  Nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ” là một thành công của Tô Hoài trong việc xây dựng con người thức tỉnh. Hãy chứng minh nhận định ấy?

Người đọc không thể nào có thể rời được tác phẩm khi đọc đến cảnh cho chữ của Huấn Cao. Chính cảnh cho chữ được xây dựng lên là một cảnh tượng khó quên nhất trong tác phẩm. Và quả không sai khi người ta nhận xét rằng cảnh tưởng khiến cho người đọc nhớ mãi khong thể nào quên được. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã xây dựng được một tình huống có một không hai đó là cảnh cho chữ nơi ngục tù này. Dường như mọi thứ ở đây bị đảo lộn và tất cả như thật đẹp như thật lunh linh. Cảnh cho chữ cũng hệt giống với mộ thức phim quay chậm thế rồi chính hình tượng nhâ vật Huấn Cao hiện lên rõ nét, oai phong cũng như thật đĩnh đạc qua từng nét bút của tác gia Nguyễn Tuân. Nhân vật Huấn Cao là biểu tượng của cái đẹp vĩnh cửu, là đại diện của những gì hoàn hảo và kiên trung nhất. Một con người “khó kiếm” trong thiên hạ bởi vì tài năng cũng như tấm lòng kiên trung, yêu cái đẹp.

Hình ảnh người tử tù Huấn Cao vẫn hiện hiển lên trong mỗi lòng người đọc. Nhân vật Huấn Cao được xâu dựng thành công và cũng chính là hình ảnh tiêu biểu cho những anh hùng hiên ngang, người anh hùng bất khuất giữa chốn nhơ bẩn, bất công của thời đại mà nhà văn Nguyễn Tuân cũng đã gửi gắm qua tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Minh Nguyệt

Post Comment