Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Bài làm
Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn đã sống và gắn bó với Tây Nguyên trong suốt cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Chống Mĩ. Nhắc đến Nguyễn Trung Thành không thể không nhắc đến hình tượng nhân vật Tnú. Nhân vật Tnú được xây dựng lên là mộtngười anh hùng của dân tộc Tây Nguyên. Ở nhân vật này người ta cũng có thể nhận được lý tưởng thông điệp mà nhà văn Nguyễn Trung Thành gửi gắm khi nói về người dân Xô – man anh hùng.
Nguyễn Trung Thành đã xây dựng nhân vật Tnú là con người gan góc, dũng cảm, mưu trí. Đó chính là khi còn bé thì Tnú lại có hoàn cảnh bất hạnh và cũng thật đáng thương nhưng lại rất cứng cỏi, gan dạ. Từ nhỏ thì Tnú đã được dân làng Xô – man cưu mang vì cha mẹ mất sớm. Và chính vì thế mà Tnú chính là người con của dân làng Xôman, là người con của nhân dân. Tnú từ nhỏ cũng đã sớm nhận được lòng yêu thương nhân dân, làng xóm. Thế rồi cũng chính từ tấm lòng này, Tnú đã lúc này đây như cũng đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung thành, thủy chung sâu nặng với cách mạng . Người đọc có thể nhận thấy được chính ngay từ chặng đầu của cuộc đời, Tnú dường như cũng đã lại xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống Mỹ. Mặc dù cũng còn nhỏ tuổi thôi nhưng Tnú cũng đã sớm bộc lộ được tính cách gan góc táo bạo, đầy quả cảm rồi. Sự quả cảm này được thể hiện ở chỗ Tnú như bất chấp sự vây lùng khủng bố dã man của kẻ thù. Thế nhưng Tnú vẫn hoạt động cách mạng một cách thật nghiêm túc và thông minh khi di làm nhiệm vụ.
Nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng đã lại khắc họa lên nhân vật Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, thẳng thắn thật giống với hình ảnh của cây xù nu. Có rất nhiều phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng quả cảm, mưu trí là như vậy thế nhưng Tnú lại học chữ rất chậm, đã thế lại còn hay quên nữa. Khi học chữ cùng Mai Tnú không học bằng Mai, học chậm Tnú giận quá cũng đã tự lấy đá đập vào đầu máu cứ thế chảy ròng ròng. Điều này không những biểu thị ý nghĩa Tnú là một người thể hiện được sự quyết tâm. Không chỉ thế nhà văn Nguyễn Trung Thành như muốn cho người đọc cũng cảm nhận thấy được người anh hùng Tnú cũng rất gần gũi. Tác giả không hề tô hồng sự thật, thổi phồng hóa hình ảnh người anh hùng cho nên người đọc cũng có thể nhận thấy được ở Tnú mang được sự gần gũi hơn. Thực yế thì Tnú học chữ không mấy sáng dạ nhưng làm liên lạc chuyển thư cho anh Quyết thì Tnú lại có cái đầu sáng lạ lùng. Sự gan dạ và mưu trí của Tnú cũng được thể hiện ở chỗ. Khi bị giặc bắt thì người anh hùng Tnú gan dạ, vững vàng trước kẻ thù. Tnú sớm nhận ra được quê hương của mình bị giặc tàn phá cho nên anh một lòng trung thành tuyệt đối với Cách mạng, luôn tin tưởng vào cách mạng để có được cuộc sống tự do.
Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong Rừng Xà Nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành
Tác giả Nguyễn Trung Thành cũng đã xây dựng lên một nhân vật Tnú có một trái tim yêu thương và sục sôi căm thù giặc. Tnú là một người sống rất nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù lớn. Ba mối thù đó chính là mối thù của bản thân, của gia đình, của buôn làng Xô – man.
Nhân vật Tnú còn hiện lên qua tác phẩm chính là bi kịch gia đình, bi kịch cá nhân. Khi mà ba năm sau, Tnú vượt ngục trở về trực tiếp lãnh đạo dân làng Xô man đánh giặc theo lời anh Quyết căn dặn. Mai chính là người bạn từ thuở thiếu thời, đã cùng Tnú trưởng thành qua năm tháng đầy thử thách khốc liệt của chiến tranh thì Tnú và Mai cũng đã lên duyên nợ. Mối tình thơ mộng và thủy chung ấy đang đẹp như ánh trăng rằm lung linh tỏa sáng cả núi rừng Tây Nguyên đại ngàn thì kẻ thù tàn bạo đã đập vỡ tổ ấm yên vui của Tnú. Bọn giặc đã giết mẹ con Mai và trong Tnú như có một niềm căm thù tột độ. Thực sự đó không chỉ là bi kịch của Tnú mà còn là bi kịch của dân làng Xô Man. Cụ Mết cũng đã nêu rõ rằng “Chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo” thì mới có thể chiến thắng được kẻ thù. Tnú lại một lần nữa lại là một người anh hùng cũng thật gần gũi, làm sao mà không đau, không xót khi nhìn thấy cảnh vợ con mình bị giết hại, anh như hoàn toàn không nghĩ đến mình nữa. Thế rồi chính Tnú dường như đã đặt cái chung, cái nhiệm vụ lên trên bi kịch của mình. Thông qua đây ta cũng nhận được đó cũng chính là thái độ biến đau thương thành hành động.
Khi mà bị kẻ thù tra tấn tàn bạo nhưng bản lĩnh của người cộng sản trong Tnú lại rất kiên cường, vững chãi biết bao nhiêu. Thế rồi cũng để uy hiếp tinh thần cách mạng của dân làng Xô Man thêm nữa là uy hiếp tinh thần của Tnú. Giặc đã tàn nhẫn dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt mười đầu ngón tay của Tnú. Chúng làm như vậy như muốn thiêu rụi ý chí đấu tranh của dân làng Xô man. Nhưng không, bọn giặc chúng đã nhầm. Chính ngọn lửa trên mười đầu ngón tay của Tnú thực sự như là một chất xúc tác lớn và như đã thắp lên ngọn lửa đồng khởi, ngọn lửa đấu tranh của dân làng Xô man.
Chính cuộc đời bi tráng của Tnú là điển hình cho con đường đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên. Và ở nhân vật Tnú người đọc dường như cũng lại cảm nhận được sự góp phần làm sáng rõ chân lý của thời đại. Chân lý đó chính là phải dùng bạo lực cách mạng để có thể tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Khi đấu tranh vũ trang là con đường tất yếu để tự giải phóng. Có lẽ chính cuộc đời bi tráng của Tnú đã làm sáng tỏ một chân lý giản dị mà nó cũng thật là sâu xa của cuộc sống được cụ Mết như cũng đã truyền dạy cho con cháu đó là câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cấm giáo” được gửi gắm.
Tựu chung lại chính hình tượng Tnú là hình tượng điển hình tiêu biểu của người anh hùng đại diện cho số phận và con đường đi đến với cách mạng của các dân tộc Tây Nguyên trong thời đại chống Mỹ. Thông qua số phận, cuộc đời của Tnú nhà văn Nguyễn Trung Thành đã ngợi ca con người Tây Nguyên kiêu hùng bất khuất trong chiến tranh.
Minh Nguyệt