Đề bài: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Bài làm
Kim Lân được biết đến là một nhà văn với phong cách viết giản dị, gần gũi với đời sống của nhân dân. Chính vì điều này cho nên ông được xem là nhà văn của làng quê Việt Nam. Qủa thực người ta cũng có thể cảm nhận thấy được có những sáng tác của ông luôn luôn chạm vào trái tim người đọc cảm xúc ấm áp và đó là các cảm xúc thân quen nhất. Nhắc đến các tác phẩm tiêu biểu của ông thì người ta không thể nào không nhắc đến truyện ngắn “Vợ nhặt”, đặc biệt để tạo ra sự thành công nhân vật bà cụ Tứ, đó chính một người mẹ khắc khổ nhưng tràn đầy tình yêu thương khiến cho tác phẩm mang đậm ý nghĩa nhân văn.
Đọc “Vợ nhặt” người ta cũng dễ dàng có thể nhận thấy được rằng bà cụ Tứ không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà nhân vật bà cụ Tứ chỉ xuất hiện khi anh cu Tràng dẫn vợ vừa nhặt được về nhà. Thực sự chính với khoảnh khắc này người đọc sẽ bắt đầu nhận ra được người mẹ nghèo này có thái độ, cũng như có những tình cảm như thế nào dành cho con trai cũng như người vợ nhặt của con mình.
Bà cụ Tứ được nhà văn xây dựng lên, hiện lên là người đàn bà khắc khổ, nghèo đói cả một đời lam lũ. Làm sao có thể quên được bà cụ Tứ cũng với cái dáng “lòng khòng” thế rồi bà cũng lại “khập khiễng bước từ ngoài cổng bước vào”. Nhà văn Kim Lân thật tài tình biết bao nhiêu với một loạt từ dùng để chỉ hình dáng và cử chỉ của bà cụ Tứ được miêu tả chân thực như “nhấp nháy mắt”, dáng vẻ của bà cụ Tứ như cũng “lập khập bước đi”,… Tất cả những câu văn miêu tả này dường như cho thấy bà cụ Tứ như một người đã lớn tuổi, không còn tinh nhanh và có cả các nét khắc khổ của một người dân lao động.
Thực sự mà nói chính giữa xóm ngụ cư nghèo đói, giữa sự tan tác cảnh vật dường như vô cùng hoang sơ của cảnh vật và con người, hình ảnh người mẹ này cũng đã được nhà văn miêu tả và hiện lên khiến người đọc không khỏi xót xa. Hình ảnh bà cụ Tứ dường như cũng chỉ xuất hiện khi Tràng dẫn vợ về nhà nhưng lại ám ảnh đến người đọc khi đã gấp trang sách lại mà vẫn đau đáu khôn nguôi nhớ về. Vì nhà văn Kim lân đã để cho bà xuất hiện với những nét tính cách cũng như chính tình cảm yêu thương, cảm thông, chịu thương chịu khó hết mực của bà. Bà cụ Tứ như thực là một người mẹ vĩ đại và tuyệt vời.
Trong lúc chưa biết đầu đuôi câu chuyện, khi thấy một người đàn bà lạ xuất hiện trong nhà mình, tâm trạng của bà cụ Tứ như cũng thật thất thường, không yên và luôn tự hỏi là ai. Thế rồi khi mà bà hiểu ra cơ sự, biết được sự tình, bà cũng không lớn tiếng, cũng không xua đuổi nữa. Mà lúc này đây bà cũng lại chỉ lặng lẽ như chính cuộc đời của mình như vậy. Bà cụ Tứ cũng thương con mình, thương cho người đàn bà lạ kia trong tình cảnh nạn đói không chừa một ai này. Và đó cũng chính là một tình thương sâu thẳm và bao la. Bà cũng đã lo lắng “không biết chúng nó có sống nổi qua ngày không”. Thực sự cũng chính nỗi lòng của người mẹ nặng trĩu âu lo, nhất là trong hoàn cảnh khi cái nghèo dồn dập và cái tình người thì vẫn còn đong đầy mãi không vơi cạn.
Bà cụ Tứ khi thấy con có vợ bà mừng rỡ nhưng cũng xen lẫn sự tủi hổ vì “người ta có gặp lúc khó khăn đói khổ này mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đây thực sự là một sự nghiệt ngã đến đau lòng khiến bà càng yêu thương con tha thiết hơn, và bà cụ Tứ như cũng lại thương thêm người đà bà lạ nghèo khổ, tiêu điều kia. Xây dựng lên nhân vật bà cụ Tứ còn là một người rất hiểu chuyện, bà như không hề than vãn bất cứ điều gì. Mà lúc đó bà chỉ nhẹ nhàng bảo “Vợ chồng chúng mày lo mà làm ăn, rồi trời thương. Ai giàu ba họ, ai khó ba đời bao giờ đâu”. Nhìn thấy được hiện thực nghiệt ngã, cái đói cứ đeo bám nhưng bà vẫn động viên, an ủi hai vợ chồng trẻ để hướng về tương lai tốt đẹp ở phía trước. Chắc chắn rằng khi đặt vào trong hoàn cảnh như vật thì không phải người mẹ nào cũng có thể có cách nghĩ như bà Tứ.
Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân
Có thể nói rằng cũng chính tấm lòng này của người mẹ khiến cho Tràng và người vợ mới thêm nhẹ lòng. Và cũng chính vì thế mà chúng ta dường như cũng mới nhận thấy được tình người le lói giữa cảnh đời u tối thật đẹp và thật đáng trọng biết bao nhiêu. Bà cụ Tứ thự sự chính là một người mẹ tuyệt vời, dù cuộc đời này không được tốt đẹp như bà vẫn mong. Thực sự cũng chính hình ảnh bà cụ Tứ “xăm xăm trong vườn” khi mà vào buổi sáng đầu tiên sau khi anh cu Tràng lấy vợ khiến người đọc vỡ òa biết bao nhiêu cảm xúc. Nhà văn Kim Lân miêu tả cho dù chỉ là một hình ảnh nhỏ, nó đồng thời cũng lại rất bình dị thường ngày nhưng lại khiến cho khung cảnh ảm đạm suốt bao ngày qua dường như cũng đã lại trở nên thông thoáng, nhẹ nhõm và trong lành hơn. Hay nói cách khác thì ở bà cũng đang vun vén và xây đắp cho hạnh phúc của con mình.
Độc giả làm sao có thể quên được hình ảnh “nồi cháo cám” khi được xuất hiện ở bữa cơm đầu tiên Tràng khi mà dẫn vợ về không những khiến vợ chồng Tràng nghẹn ứ ở cổ mà điều này dường như cũng đã lại còn khiến người đọc không thể cầm nổi nước mắt nữa. Chính trong cảnh khi mà cái đói, cái nghèo cứ giăng lấp như vậy thì cho dù miếng “cháo đắng” đó cũng trở lên thơm ngon bởi khiến cho lòng người hạnh phúc đủ đầy hơn bao giờ hết. Sau đó cũng chính tâm trạng và nụ cười niềm nở của bà cụ Tứ chính trong buổi sáng hôm đó thực sự đã tràn niềm vui, thông qua đó người đọc cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp sang đôi vợ chồng trẻ. Bà cụ Tứ như cũng đã căn dặn các con về tương lại rộng mở phía trước, thực sự chính sự vui vẻ, niềm hạnh phúc và sự tin tưởng vào tương lai khiến cho cả gia dình có được một sự hạnh phúc viên mãn. Cho dù đói nghèo dai dẳng nhưng cứ vẫn thấy niềm hạnh phúc đủ đầy.
Bằng tài năng của chính mình nhà văn Kim Lân đã khắc họa thành công hình ảnh bà cụ Tứ. Xây dựng bà cụ Tứ chính bằng những chi tiết rất đời thường nhưng lại khiến cho người đọc có một sự nhìn nhận khác về người nông dân chịu thương chịu khó trong hoàn cảnh đất nước đói kém. Và hình ảnh bà cụ Tứ chính là một hình ảnh đẹp, hình ảnh ngời sáng trong tác phẩm khiến cho tác phẩm mang được ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhất.
Minh Nguyệt