Đề bài: Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Bài làm
Nguyễn Tuân được biết đến là một người nghệ sĩ tài hoa với phong cách độc đáo. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh cũng như tầm hiểu biết của Nguyễn Tuân luôn khiến độc giả phải thán phục. Nhắc đến Nguyễn Tuân người ta cũng không quên được các tác phẩm để đời đặc biệt là truyện ngắn “Chữ người tử tù” của ông cũng là một thành công lớn, nhất là việc xây dựng được nhân vật Huấn Cao – một điểm sáng tạo lên sức sống lâu bền cho tác phẩm.
Nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân luôn luôn được nhìn bởi con mắt nghệ sĩ và hiện lên cũng thật đẹp. Xây dựng Huấn Cao chính là một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất và tuy nhiên không có sức mạnh quyền thế. Thế nhưng bạc vàng nào cũng không thể khuất phục Huấn Cao. Nguyễn Tuân đã dùng những lời lẽ đẹp nhất dành cho nhân vật Huấn Cao của mình. Là một người “chọc trời khuấy nước” khi không chịu được cảnh triều đính ngày càng đang suy thoái, mục ruỗng thì Huấn Cao đã đứng lên chống lại triều đình phong kiến đó cho dù biết đó là con đường dẫn đến cái chết. Huấn Cao có được những suy nghĩ cũng như những hành vi phóng khoáng, coi thường cái chết vẫn thản nhiên nhận rượu thịt cho dù đang bị cầm tù.
Xây dựng lên nhân vật Huấn Cao coi thường những bọn tiểu nhân, bọ cầm quyền. Ở Huấn Cao là cái tên mà khi nghe danh thôi là cũng đã khiến những người trong ngục tù phải dè chừng. Thế rồi trong con mắt triều thần, Huấn Cao được đánh giá chính là một người cầm đầu bọn phản nghịch. Còn thực chất đó là một anh hùng dám đứng lên vì chính nghĩa, Huấn Cao cũng đã dám chống lại triều đình vì bảo vệ lẽ phải. Xây dựng lên nhân vật Huấn Cao chính là hiện thân của một con người kinh bang tế thế trong xã hội lúc bấy giờ.
Nhất là khi được đặt vào hoàn cảnh lao tù, hình ảnh Huấn Cao lúc này đây đã được nhà văn Nguyễn Tuân làm cho nhân vật như nổi bật lên với những vẻ đẹp khí phách hiên ngang lẫm liệt. Thật khó có thể tin được một người lại dám điềm nhiên bước vào nhà lao và sẵn sàng đối mặt với cái chết. Độc giả không thể nào có thể quên được hành động đầu tiên của Huấn Cao là dỗ gông, mà trong khi đô ông cũng không mảy may đếm xỉa đến vương quyền trên đầu của chính mình. Câu văn của Nguyễn Tuân miêu tả thật hay, thật ấn tượng “Huấn Cao khom mình, chúc mũi gông nặng, thúc mạnh vào đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái”. Thực sự người đọc nhận thấy được đây cũng chính là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, đó chính là một nam tử Hán đại trượng phu không chịu được cảnh áp bức, cảnh nô lệ.
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ Người Tử Tù của nhà văn Nguyễn Tuân
Thế rồi chính những ngày bị giam thân nơi chốn ngục tù, nhân vật Huấn Cao không một chút khiếp sợ. Câu nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” chưa bao giờ là sai cả, ở Huấn Cao thì hay vì buồn rầu, chán nản thì ông vẫn cứ nhận rượu thịt như việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm. Làm sao không thể ấn tượng trước câu nói của Huấn Cao với quản ngục cũng thể hiện một khí phách ngang tàng trước cường quyền bạo lực mà nói lên “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều đó chính là nhà ngươi đừng bao giờ đặt chân vào đây nữa.” Chính lời tuyên bố dõng dạc đủ để thấy Huấn Cao dường như cũng lại đã bỏ ngoài hết thảy những sợ hãi và lo âu ngay cả khi cái chết đang cận kề.
Xây dựng được nhân vật Huấn Cao dường như cũng đã lại sáng lên hơn cả trong nhân cách người tử tù không thể không nhắc đến đó là một thiên lương trong sáng, vững lành. Đồng thời chính tinh thần đó cũng lại có sức mạnh cứu rỗi những tâm hồn đang dần bị bôi đen nơi ngục tù. Thực sự đó chính là nhân cách của bậc đại trí, đại dũng và ở Huấn Cao dường như không bao giờ bị lung chuyển trước uy quyền phi nghĩa và đồng tiền phàm tục. Luôn luôn ý thức được hành động cũng như ý thức được phẩm giá của mình khiến cho Huấn Cao không chịu khuất phục trước cường quyền.
Thêm một phẩm chất rất đáng nói ở Huấn Cao đó chính là việc luôn ý thức cũng như coi trọng thiên lương của chính mà và cả của người khác nữa. Điều này cũng đã được nhà văn Nguyễn Tuân khắc họa rõ nét nhất trong thái độ của nhân vật Huấn Cao đối với quản ngục. Mới đầu chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục ông tỏ vẻ coi khinh, nhưng khi mà biết được tấm lòng của quản ngục ông cũng đã thể hiện trong cách ứng xử chân tình mà ông dành cho quản ngục. Thế rồi Huấn Cao cũng phải thốt lên rằng “thiếu chút nữa ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ rồi” Và khi thấy hiểu nhau thì đã đưa hai người từ thế đối đầu trở lên là người tri âm, tri kỷ. Không dừng lại ở đó, người đọc có lẽ càng nể phục tài năng khí phách và nhân cách cao đẹp của ông Huấn thể hiện rõ nhất, cũng như đã tập trung nhất, hài hòa nhất ở cảnh cho chữ – cảnh mà Nguyễn Tuân gọi là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”
Nguyễn Tuân đã nhìn nhận được vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong cảnh cho chữ. Trong đêm đã khuya, chỉ sáng mai thôi là người tử tù – Huấn Cao cũng lại phải vào kinh chịu án chém. Thế nhưng ông Huấn vẫn trút hết tài năng sáng tạo vào ngòi bút, đồng thời cũng lại viết ra những con chữ vuông tươi tắn đó dường như cũng đã lại nói lên cái “chí khí tung hoành của đời một con người”. Huấn Cao còn hiện lên thật đẹp, thật thiên lương ở khoảnh khắc ấy trong vai trò của người hướng thiện. Làm sao có thể quên được lời khuyên chân thành dành cho kẻ tri âm đã làm sáng lên vẻ đẹp ấy cơ chứ “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông tươi tắn nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”. Thực sự cũng chính với những lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định một điều đó chính là cái đẹp, cái thiên lương thực sự không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, các ác. Vẻ thanh cao cũng như cốt cách của Huấn Cao như đã xóa nhòa ranh giới chốn ngục tù mà bay lên.
Nguyễn Tuân thực sự đã xây dựng được nhân vật Huấn Cao thật đẹp và thông qua đó cũng đã gửi gắm được những thông điệp của mình đến với người đọc. Và nhân vật Huấn Cao cũng đã khiến cho tác phẩm sống mãi trong lòng bạn đọc.
Minh Nguyệt