Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Thị trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Đề bài: Phân tích nhân vật Thị trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Trong một tác phẩm thì nhân vật luôn luôn đóng vai trò quan trọng và thông qua nhân vật thì nhà văn có thể gửi gắm vào đó rất nhiều thông điệp. “Vợ nhặt” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân, và chúng ta cũng không thể nào quên được nhân vật "thị" được xem là một thành công đặc sắc của nhà văn Kim Lân trong nghệ thuật xây dựng, phân tích tâm trạng người phụ nữ cùng khổ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.

Có thể nói được nhân vật vợ Tràng dường như cũng lại được miêu tả bằng những nét ám ảnh đầy xót thương, có vai trò tô đậm tư tưởng nhân đạo của tác phẩm. Thông qua bối cảnh trận đói đang diễn ra vô cùng khủng khiếp. Khi nạn đói đang diễn ra thì người chết đói như ngả rạ hay đó lag “những đoàn người chạy đói từ những vùng Nam Định, Thái Bình cũng lại phải đội chiếu lũ lượt như những bóng ma xanh xám, lại nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Thế rồi mùi gây của xác người” Hình ảnh thị cũng chạy đói "ngồi vêu ra" cùng mấy chị con gái nơi cửa nhà kho. Nhà văn Kim Lân không họ tên, không rõ quê quán, tuổi tác rõ ràng như thế nào. Cái đói như tràn đến nơi đây và cướp đi tất cả mọi thứ, sinh mạng cho đến nhân phẩm của . Khi mới từ khi Tràng hò "muốn ăn cơm trắng mấy giò…", thị lúc này đây cũng bị mấy cô bạn "đẩy vai". Thị lại "cười như nắc nẻ" vẻ cong cớn nói với Tràng một câu đó chính là "Này nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?". Thị cũng đã "liếc mắt cười tít" làm cho anh cu Tràng cảm thấy thích lắm. Và thế là ngay lần sau, thị gặp lại Tràng thì đã thay đổi hẳn vẻ lần trước chỉ vẻ bề ngoài là như cũ. Thị diện một cái áo quần rách tả tơí như tổ đỉa, nhìn thị gầy sọp đi. Người đọc dường như không bao giờ quên được cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Hình ảnh trong nạn đói cũng thật ghê sợ, thị cũng chẳng sợ gì mà khi nghe Tràng hò câu vu vơ “Muốn ăn cơm trắng với giò này/ Thì lại đây mà đẩy xe bò với anh”. Thị ăn một chập hết được 4 bát bánh đúc và theo Tràng về.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Thực sự cũng chính từ dáng điệu, cử chỉ đến cách ăn nói đối đáp, thị vừa cong cớn, vừa thô lỗ, sỗ sàng. Thị đã nhịn đói nhiều ngày. Có lẽ rằng cũng chính cái đói hành hạ. Thế rồi khi chết đói là điều cầm chắc và con người như lại cần được ăn để sống. Thị cũng như bao nhiêu người và cũng lại cần có nơi nương tựa để khỏi chết đói. Cái bản chất tốt đẹp của người con gái đã bị nạn đói và cũng chính cái đói khủng khiếp cướp mất đi, che lấp đi không nhận thấy được, điều này cũng thật đáng thương biết bao nhiêu. Không thể phủ nhận được chính bản chất của người con gái đói khổ không rõ họ tên này không phải là xấu. Người đọc cũng có thể thấy được chính cách kể, cách tả của nhà văn Kim Lân rất đôn hậu, nhiều bao dung và cũng thật thương cảm, đem đến cho ta nhiều xúc động.

phan tich nhan vat thi trong vo nhat - Phân tích nhân vật Thị trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Phân tích nhân vật Thị trong Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân

Thật bất ngờ biết bao nhiêu và chỉ qua một ngày một đêm, sau khi đã thành vợ của Tràng, thị lúc này thị cũng đã trở thành "nàng dâu mới" của bà cụ Tứ. Độc giả cũng cảm nhận thấy được ở nhân vật này có những biểu hiện, những tình cảm tốt đẹp như bao người phụ nữ khác. Cho dù là kề bên cái chết, cô gái này vẫn khao khát hạnh phúc, họ như vẫn cứ mãi muốn được sống trong mái ấm gia đình hạnh phúc giống như biết bao người phụ nữ khác. Khi Tràng dẫn thị về trong con mắt ngạc nhiên của tất cả mọi người, thậm chí cả Tràng cũng ngạc nhiên nữa. Nhìn thị "ngượng nghịu, chân nọ bước dịu cả vào chân kia". Thế rồi sau khi nghe bọn trẻ con gào lên một câu thật đáo để : "Anh Tràng ơi! Chông vợ hài", thị lúc đó cũng đã lại cứ như lại "nhíu đôi mày lại", rồi người vợ nhặt cũnglại nhanh chóng đưa đôi tay lên "xóc xóc lại tà áo". Khi mà thị chưa gặp bà cụ Tứ, thị rất băn khoăn lo lắng       ra mặt, cái nét mặt bần thần thế rồi khi đứng trước mặt mẹ chồng, trông thị rất đáng thương biết bao nhiêu, chính do cái đói đã khiến con người ta trở thành ma đói, thị như "cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt".

Xem thêm:  Nghị luận: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về Tình yêu thương

Ngay lúc đó thì nghe bà cụ Tứ nói nhẹ nhàng và ân cần và bảo thị ngồi xuống cho đỡ mỏi chân. Thị lúc đó cũng cứ "vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ". Dễ dàng có thể hiểu được tâm trạng này chính là tâm trạng của một người con gái lấy chồng không một quả cau, cũng chẳng một lá trầu, không cheo cưới gì cả mặc dù chuyện cưới xin luôn luôn là chuyện đại sự. Người đọc cũng lại thật thấy tủi cho cảnh ngộ. Tủi cho duyên số một kiếp người, điều này thật buồn biết bao nhiêu.

Trong con người thị dường như cũng có nhiều biểu hiện rất nữ tính "hay đáo để". Có thể nói đó chính là cái "liếc mắt cười tít" lần đầu gặp Tràng và sự cong cớn lần đầu thì sau bao tháng ngày, chạy đói, sống vất vưởng và cũng lại sống lang thang nơi đầu đường xó chợ và trở thành vợ của Tràng. Nhận thấy được rằng chính niềm vui trong tối tân hôn thể hiện cảm động, đó cũng chính là niềm khát khao hạnh phúc của một người phụ nữ trong đói khát hoạn nạn, trong nạn đói. Nhà văn Kim Lân cũng đã miêu tả nhân vật vợ Tràng có nhiều thay đổi tốt đẹp và ngay ngày hôm sau cũng đã biết ý dậy sớm cùng mẹ chồng quét tước, thu dọn nhà cửa sạch sẽ gọn gàng và cũng đã lại xây đắp tổ ấm hạnh phúc. Thực sự chính tiếng chổi quét sân của thị nó dường như cũng lại "kêu sàn sạt trên mặt đất" tưởng như niềm vui đang xôn xao trong lòng thị? Thị lúc này cũng đã lại "lẳng lặng" đi vào bếp dọn bữa ăn sáng thì nhân vật Tràng cảm thấy vợ mình cũng biết chăm lo cho hạnh phúc  nhỏ của mình. Thị cũng đã đem sinh khí cũng như những thông tin mới mẻ về thời cuộc cho mẹ con Tràng. Thế rồi khi nghe tiếng trống thúc thuế, thị nói với mẹ chồng và chồng. Thông qua nhân vật thi người ta cảm thấy nhân vật vợ Tràng, "nàng dâu mới" cũng là người truyền tin cách mạng.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Rừng Xà Nu của Nguyễn Trung Thành

Có thể nhận thấy được chính nhân vật vợ Tràng trong truyện "Vợ nhặt" đã nói lên một sự thật ờ đời. Chính trong đói khổ hoạn nạn, kề bên cái chết thì nhân dân ta vẫn khao khát được sống cũng thật ấm no hạnh phúc. Ở nhân vật thị nhà văn Kim Lân cũng có thể gửi gắm và thể hiện được tư tưởng nhân văn, hiện thực qua nhân vật.

Minh Nguyệt

Post Comment