Đề bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Bài làm
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân thoạt đầu có tên là “Xóm ngụ cư”. Câu chuyện là một bức tranh nạn đói năm 1945 thê thảm. Trong bức tranh đó thì vừa nói lên tình ảnh nạn đói khủng khiếp, đồng thời cũng đã tố cáo mạnh mẽ xã hội đã đẩy con người vào tình cảnh rẻ rúng như cọng rơm. Nổi bật trong bức tranh đó là nhân vật Tràng được nhà văn Kim Lân khắc họa thành công. Nhân vật Tràng như đã truyền tải được những thông điệp sâu sắc mà Kim Lân muốn nhắn nhủ với bạn đọc đó là: Dù trong khó khăn gian khổ như thế nào đi chăng nữa thì con người vẫn luôn khao khát yêu thương, hạnh phúc gia đình và họ luôn luôn tin tưởng vào tương lai phía trước.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một truyện ngắn hay và mang được những ý nghĩa hiện thực, nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Truyện kể về một người đàn ông nghèo khổ, cơ cực ở xóm ngụ cư tên là Tràng. Thế rồi vào một buổi chiều kia trong không khí thê lương, ảm đạm được miêu tả bằng những câu văn đến ghê sợ "vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người. Trong hoàn cảnh đói khát đang bủa vây như vậy thì Tràng lại dẫn về một người phụ nữ về làm vợ. Nếu như xưa nay chuyện dựng vợ gả chồng là một việc lớn nhưng trong hoàn cảnh này người ta thấy đây là một sự bất hợp lý. Trong cảnh đói khát đó thì Tràng lại “nhặt” vợ mang về. Bà cụ Tứ lúc đầu giật mình bàng hoàng sau đó bà hiểu ra cơ sự thì “cúi đầu nín lặng”. Bà cụ Tứ như vừa buồn vừa tửi cực xong cũng lại xót thương vô cùng, bà thương con trai và cũng thương dâu. Người đọc cũng như nhân vật Tràng cảm thấy con người mình đổi khác. Có thể cảm nhận thấy được cũng chính từ niềm vui đến nỗi lo âu và anh cu Tràng thấy mình cần phải có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình hiện tại và tương lai hơn bao giờ hết. Chính sự khao khát đó cho dù có đặt trong hoàn cảnh chết chót, ai oán thì vẫn không ngăn được sự khao khát hạnh phúc gia đình của con người. Bà cụ Tứ cũng đã đãi hai con ít cháo và chè khoán. Thế rồi chính miếng cám chát bứ, nghẹn cổ nhưng mọi người đều thoáng thấy có một niềm vui nho nhỏ khó có thể diễn tả bằng lời. Mọi thành viên trong gia đình lúc này đây cũng đã có sự đổi khác muốn chăm lo cho gia đình của mình hơn. Bà cụ Tứ nói toàn chuyện vui. Thế rồi trong óc Tràng như cũng đã hiện ra đám người phá kho thóc của Nhật và cả hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.
Xây dựng lên là một nhân vật Tràng xuất thân là một người nghèo khổ, đã vậy là dân ngụ cư. Ngoại hình của Tràng lại xấu xí "hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều, hai bên quai hàm bạnh ra, rung rung làm cho bộ mặt thô kệch của hắn lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ gì vừa lí thú, vừa dữ tợn. Có thể nói cuộc sống lao động vất vả, thế rồi chính sự nghèo đói đã in hằn, khắc họa rõ nét dấu ấn trên từng bước đi của nhân vật Tràng. Những câu văn miêu tả nhân vật Tràng cũng có thể cảm nhận thấy được sự vất vả, lam lũ và chưa bao giờ nghĩ mình có được vợ. Chỉ bằng những câu hát bâng quơ của Tràng mà giúp anh có được vợ một cách dễ dàng;
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này!
Lại đây mà đẩy xe bò với anh, ni!...
Người phụ nữ ăn một chập hết bốn bát bánh đúc và người phụ nữ ấy đồng ý theo hắn về làm vợ của Tràng. Sự việc xảy ra thật nhanh ngay cả chính Tràng cũng không tưởng tượng được việc mình có vợ là thật. Ngay chính trước tình cảnh ấy, lúc đầu Tràng đâm lo lắng thế rồi cũng lại sợ nhưng rồi cái khát vọng về một mái ấm gia đình, mong muốn về một cuộc sống hạnh phúc bừng dậy mãnh liệt trong lòng Tràng và chính khao khát đó đã khiến cho Tràng dễ dàng xua tan bao nỗi lo sợ ấy. Sự khao khát đến mãnh liệt như khiến Tràng quên hết cuộc sống ê chề cũng như thật tối tăm, quên đi cái đói, cái khát đang đe dọa mạng sống của mỗi người trong nạn đói kinh hoàng. Thế rồi bỏ qua tất cả thì Tràng cũng cảm nhận thấy được có "Một cái gì mới mẻ và lạ lắm, như chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp nó dường như mơn man khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng” vậy.
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân
Nhân vật Tràng dường như cũng đã tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc bên người “vợ nhặt” của mình. Người đọc như cũng có thể cảm nhận được thấy chính trên khuôn mặt của Tràng bây giờ tươi tỉnh hẳn lên biết bao nhiêu “hắn cười khì khì” mặc dù cái đêm đầu tiên với người “vợ nhặt" ấy dường như cứ đi qua trong “tiếng hờ khóc tỉ tê" và cảnh thê lương và tiếng gọi của thần chết như cứ hiện hữu. Nhưng chuyển biến của Tràng trong buổi sáng ngày hôm sau như cũng đã " hắn bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình dường như có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng…". Nhân vật Tràng nhìn người mẹ đang lúi húi giẫy cỏ và người vợ thì đang quét sân. Hắn cảm thấy hạnh phúc lắm, đó là một thứ hạnh phúc thật bình dị và thêm yêu thương cũng như gắn bó hơn với gia đình nhỏ của chính mình. Không những thế ở Tràng lại có những chuyển biến thật rõ ràng và tích cực, đó là Tràng cũng lại thấy rõ cái bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc tạo lập cuộc sống hạnh phúc cho tương lai cho gia đình nhỏ của mình, và tổ ấm không chỉ là nơi che nắng, che mưa mà còn là nơi tạo dựng niềm hạnh phúc nữa. Trong chính bữa ăn ngày đói trông thật thảm hại, chỉ có lưng bát cháo loãng và món chè thật đặc biệt. Nuốt miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ thì Tràng cảm thấy một nỗi xót xa tủi hờn len vào trong tâm trí, nhưng trong Tràng vẫn luôn luôn hướng đến tương lai vì trong óc Tràng như lại hiện lên hình ảnh của đoàn người đi phá kho thóc Nhật cũng như lá cờ đỏ sao vàng bay. Cho dù hoàn cảnh như thế nào đi chăng nữa thì ở nhân vật Tràng người đọc cũng lại cảm nhận được một sự an nhiên, luôn khao khát hạnh phúc.
Xây dựng thành công nhân vật Tràng là hình tượng nhân vật trung tâm của truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Tràng thực sự là nhân vật điển hình cho người nông dân lao động nghèo khổ và cơ cực. Thế nhưng dù bất cứ trong hoàn cảnh đen tối nào thì họ cũng cứ vẫn luôn luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc gia đình và tin vào cuộc sống ở tương lai. Nhân vật Tràng đã khiến cho câu chuyện mang được những nét ý nghĩa thật đặc sắc, góp phần truyền tải được những thông điệp mà tác giả Kim Lân gửi gắm.
Minh Nguyệt