Đề bài: Em hãy phân tích tác phẩm “Hạnh Phúc Của Một Tang Gia” của Vũ Trọng Phụng
Bài làm
Vũ Trọng Phụng được biết đến chính là “ông vua phóng sự Bắc kỳ”. Các tác phẩm của ông luôn luôn thể hiện được sự châm biếm xã hội đương thời một các mạnh mẽ và sâu sắc. Đặc biệt là tác phẩm “Số đỏ” đã được ông viêt lên để phê phán kịch liệt cái xã hội lố lắng, xã hội tư sản thành thị của nước ta trước Cách mạng Tháng 8. Đặc biệt nhất trong đó chương XV "hạnh phúc của một tang gia” đã thể hiện được rõ sự bất công trong xã hội lúc bấy giờ.
Điều đầu tiên mà ta cũng có thể dễ cảm nhận được là tên đề bài “Hạnh phúc của một tang gia”. Ngay tên chương nghe đã có sự bất hợp lý rồi. Chẳng ai mà tang gia có hạnh phúc của. Dường như đây cũng chính là những mâu thuẫn và nó thật nực cười. Bởi lẽ ta như thấy được thông thường tang gia nào cũng buồn rầu, đau đớn trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân. Ngược lại ta dường như cũng thấy được ở mỗi người trong gia đình cụ cố Hồng đều vui mừng, và đồng thời cũng như cảm thấy có hạnh phúc khi cụ cố tổ vừa mất. Tất cả các thành viên đều phấn khích trước cái chết của cụ cố tổ. Nhân vật ông phán mọc sừng thấy hạnh phúc vì được dường như cũng chính vì ông đã có thêm số tiền là vài nghìn đồng bù khoản bị vợ cắm sừng . Thế rồi cũng chính là người con trai cả – Cụ cố Hồng lúc này dây dường như cũng đã cứ nhắm mắt mơ màng đến cái lúc cụ mặc áo gai, và cũng đã lụ khụ chống gậy… làm như thế là để thiên hạ đều chi trỏ khen một cái đám ma như thê, một cái gậy như thế… Cho đến nhân vật ông Văn Minh thì lại thích thú vì cũng đã biết được rằng chính cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viễn vông nữa. Đặc biệt hơn đó cũng chính là nhân vật cậu Tú Tân sướng điên người vì có dịp thi thố tài chụp ảnh. Nhân vật bà Văn Minh nôn nao chờ lăng xê kiểu đồ tang tân thời của hiệu may Âu hóa, thì giờ đây cuối cùng được như ý. Thế rồi nhân vật cô Tuyết dịp khoe với thiên hạ cái cơ thể còn gợi cảm qua lần áo tang mỏng như để chứng minh rằng cô ta “chưa đến nỗi đánh mất chữ trinh”. Tất cả ta như cũng đã thấy được chính hạnh phúc cứ thế mà tuôn ra, trào ra khó dấu trong niềm sung sướng của mỗi thành viên.
Thông qua đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" người đọc như cũng đã thấy được cũng chính sự hấp dẫn của đoạn trích còn ở những mâu thuẫn trào phúng cơ bản. Điều đầu tiên ta như cũng thấy được nó dường như cũng đã nằm ngay trong nhan đề của chương truyện đó là "Hạnh phúc của một tang gia". Tang gia lẽ ra là đau khổ những mọi thành viên trong gia đình đều thấy đây là một dịp may cực kỳ đặc biệt để thỏa mãn ý muốn, và như để pho bày và thực hiện được ý đồ riêng tư của mình. Cho nên cái chết của cụ cố tổ làm cho đám con cháu sung sướng lắm, một đám tang mà như lại bộc lộ được sự hạnh phúc của đám con cháu bất nhân.
Trong đám tang đó thì tnhiên không ai tỏ ra đau buồn thương tiếc người quá cố. Ta như thấy được nếu như thiếu vắng loại tình cảm ấy, tất cả con người chúng ta dường như cũng lại đều trở nên vô nghĩa. Đã vậy, ta như thấy được rằng, sự thật lúc này đây dường như cũng lại còn phũ phàng hơn và cũng thật đau lòng đó cũng chính là bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột như lại đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ. Có thể nhận thấy được cũng chính ông Văn Minh, ta như thấy được chính cháu nội của người quá cố, dường như cũng lại còn thầm biết ơn Xuân Tóc Đỏ, tất cả điều này dường như cũng đã thật tình cờ đã gây ra cái chết của cụ già mà cả nhà mong chờ mỏi mòn cho chết sớm.
Phân tích tác phẩm “Hạnh Phúc Của Một Tang Gia”
Không thể bỏ qua được cảnh đám tang, nó dường như cũng đã đập vào mắt người ta trước tiên là sự đua đòi lối sống văn minh rởm. Chính với một nghệ thuật châm biếm sắc sảo, qua một số chi tiết chọn lọc. Thế ròi thông qua đó ta như cũng thấy được chính hình ảnh đám tang lộ rõ sự đua đòi lối sống văn minh rởm ấy.Vũ Trọng Phụng dường như cũng như đã thể hiện rằng đây cũng chính là một đám ma to tát, long trọng, theo cả lối Ta, Tầu, Tây được đan xen. Thế rồi ta cũng như thấy được lại có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng thật nực cười. Hơn thế nữa cảnh đám tang mà lại có các bu đích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đốì, vài ba trăm người đi đưa và người nào cũng đang trong tâm trạng như cũng thật là hồ hởi biết bao nhiêu. Thế rồi cũng lại có cả cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ.
Thực sự cảnh đám ma ấy làm huyên náo cả thành phố bằng kèn Ta, kèn Tây, kèn Tầu lần lượt thay nhau mà rộn lên. Có thể nhận thấy được rằng cũng chính vì màn trình diễn, quảng cáo đồ xô gai tân thời, thế rồi ta như cũng thất được cũng chính cái mũ mân trắng viền đen mà nhân đó, nhân vật cô Tuyết bèn mặc đồ Ngây thơ để cho thiên hạ phải biết rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh. Không chỉ vậy mà người đọc như cũng có thể cảm nhận được chính đám ma ấy còn làm huyên náo bằng việc đó chính là “ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”.
Ta cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng hơn, đó chính là nếu nhìn kĩ sự việc cũng như ta sẽ nhận ra ngay thực chất kì quặc, thật là lố lăng của đám tang lạ đời đó. Những gì gọi là to tát, long trọng, danh giá của cái đám ma này chỉ là sự phô trương giả dối, sự rởm đời lố lăng đến cùng cực. Hơn nữ ta cũng như thấy được rằng chính những điều đó cũng đã thể hiện tâm lí háo danh hết sức kì quặc. Ta như cũng nhận biết được việc chúng ta như qua những hình thức nghi lễ đưa tang hổ lốn đến buồn cười. Qủa thật mỗi khi đọc tác phẩm thì chính mỗi người chúng ta dường như cũng không thể cẩm lòng được, tác giả đã phải hạ một câu văn diễn đạt đầy đủ, trọn vẹn sự mỉa mai đến cực độ đó chính là câu văn “Thật là một đám ma to tát có thể làm người chết nằm trong quan tài cũng phải mím cười sung sướng, nếu không gật gù cúi đầu!…”
Thế rồi ta như cũng đã thấy được cũng như còn một thành phần vô cùng quan trọng nữa trong đám tang, và nó đã góp phần làm nên sự to tát của nó, đó là những người đưa tang. Không thể không nhắc được đến các thành phần đó cũng chính là những ông bạn thân của cụ cố Hồng hình như đưa đám tang để khoe huân chương. Đám tang như trở lên thành một cái chợ để khoe mẽ.
Người đọc cũng có thể cảm nhận được rằng, chính đám đông đưa tang đó vừa đi vừa chim chuột nhau, soi mói, khoe của. Tác giả Vũ Trọng Phụng như đồng thời cũng đã tiếp tục sử dụng các yếu tố phóng đại để có thể vạch trần bản chất cái xã hội thật lố lăng kia. Nghệ thật trào phúng bậc thầy cũng với những câu văn chăm biếm đả kích đã khiến cho tác phẩm như là một bản cáo trạng nói về xã hội lúc bấy giờ.
Có thể nhận thấy được rằng, cũng chính bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, tác giả Vũ Trọng Phụng thật tài tình khi đã vạch mặt bọn trưởng giả chạy theo đồng tiền. Xã hội mà đã như thật đua đòi lối sống văn minh rởm, bịp bợm, dâm đãng, đồi bại bất lương của con người thông qua chương “Hạnh phúc của một tang gia”.
Minh Nguyệt